Lần đầu tiên, "O Sen" Ngọc Mai sẽ biểu diễn trên sân khấu Làn sóng xanh. Bởi 2 mùa giải Làn sóng xanh trước đó, chị chỉ tham gia với vai trò khách mời và là 1 trong 200 thành viên của Hội đồng bình chọn.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Lễ trao giải năm nay cũng đánh dấu lần đầu tiên nhóm DTAP đảm nhận vai trò giám đốc âm nhạc. Nhóm producer trẻ hàng đầu Vpop luôn nhớ cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi chiến thắng một số hạng mục của Giải thưởng Làn sóng xanh 2019.
"Đó là động lực để chúng tôi từng bước chạm đến những bậc cao hơn, cống hiến cho nền âm nhạc Việt. Với vai trò giám đốc âm nhạc, chúng tôi lần đầu được làm việc với những nghệ sĩ gạo cội.
Âm nhạc thực sự không có rào cản hay khoảng cách nào giữa các thế hệ. Dù vậy, việc dung hòa những tính cách âm nhạc cá biệt thuộc nhiều thế hệ là thách thức của chúng tôi", đại diện nhóm cho hay.
Lễ trao giải Làn sóng xanh lần thứ 25 cũng không thể thiếu phần trình diễn của những nghệ sĩ hoạt động sôi nổi trong năm 2022 như Hồ Ngọc Hà, MONO, Trúc Nhân, Đức Phúc, Erik, Hari Won, HIEUTHUHAI, Grey D, Mai Tiến Dũng, AMEE, Hoàng Dũng,...
Bên cạnh đó, BTC khẳng định vẫn sẽ duy trì những tiết mục kết hợp bất ngờ vốn là "đặc sản" của Làn sóng xanh. Năm nay, đơn vị cũng thực hiện một box set gồm album vật lý và nhiều ảnh tư liệu quý của giải thưởng âm nhạc lâu đời này.
Lễ trao giải Làn sóng xanh lần thứ 25 sẽ diễn ra vào tối 5/1 tới tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM.
Isaac và Hòa Minzy song ca 'Khung trời ngày xưa'
" alt=""/>Trấn Thành, Hồ Ngọc Hà, 'O Sen' góp mặt Lễ trao giải Làn sóng xanh 2022Công nghiệp điện tử của Việt Nam chủ yếu sản xuất sản phẩm như điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học… Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, nhóm hàng điện thoại và linh kiện đã vươn lên trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2013.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 11, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 55,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục giữ vững vị trí là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng 16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 11 tháng qua.
Theo thống kê, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện chỉ đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mức tăng trưởng của nhóm hàng này liên tục tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn kể từ 2011. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân cả giai đoạn 2011-2021, tốc độ tăng trưởng cửa nhóm này đạt tốc độ bình quân là 34%.
“Cơ hội sáng” phát triển ngành công nghiệp điện tử
Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có đặc thù bởi là một trong những ngành thu hút nhiều lao động và ngoại hối nhất, phụ thuộc vào nhà sản xuất đầu chuỗi. Các doanh nghiệp FDI đóng góp chủ đạo trong chuỗi cung ứng...
Trong cơ cấu ngành công nghệ điện tử, tỉ trọng sản xuất điện thoại di động lớn nhất tại Việt Nam, tiếp đó là sản xuất máy vi tính, các thiết bị ngoại vi. Năm 2019, Việt Nam chỉ có chưa tới 1 triệu lao động nhưng đã tăng lên 1,3 triệu vào năm 2021. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 60%.
Bà Hương cho rằng, trong 5 năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử đóng góp lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, đóng góp lớn vào việc cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 13% mỗi năm.
Trong các doanh nghiệp FDI, Samsung đứng đầu tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực điện tử, tiếp đó là LG. Trong Top 20 công ty điện tử công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, hơn một nửa doanh nghiệp đã có mặt và đặt nhà máy tại Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường chung bị biến động, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang thị trường thứ ba. Chuỗi cung ứng toàn cầu được định hình lại theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung để giảm phụ thuộc vào một quốc gia.
Việt Nam có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính; tăng cường thu hút FDI. Bên cạnh đó, các nước lớn cũng đang đẩy mạnh liên kết kinh tế song phương, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.
Tuy nhiên theo bà Hương, công nghiệp điện tử còn đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó, chính sách chưa theo kịp sự thay đổi thói quen và phương thức tiêu dùng. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải kịp thời điều chỉnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt cũng như thu hút đầu tư nước ngoài để đảm bảo được dòng vốn FDI. Cùng với các thách thức an ninh phi truyền thống, cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp phải thay đổi và sáng tạo.
Để giải quyết vấn đề này, bà Hương khuyến nghị Chính phủ cần tập trung đầu tư vào các công ty hàng đầu, vừa và nhỏ. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh số hoá. Về chính sách, cần cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, thúc đẩy chuyển đổi số. Tận dụng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam, đồng thời, có chiến lược thu hút FDI có chọn lọc.
" alt=""/>'Cơ hội sáng' của công nghiệp điện tửCùng với thế hệ các nghệ sĩ như Trà Giang, Thanh Loan, nhắc đến NSND Minh Châu, người ta nhớ đến một "người đàn bà đẹp" của điện ảnh. Khi nghe danh xưng này, bà có thấy vui không?
- Tôi vui nhưng cũng thấy hơi ngượng vì so với những nghệ sĩ khác, tôi xấu hơn họ nhiều. Khán giả đặt cho tôi danh hiệu đó chắc là do con mắt của người xem. Có thể, những nhân vật tôi đóng tạo ra một hình ảnh đẹp, nên người xem ấn tượng như vậy. Trong phim Người đàn bà nghịch cátthì tôi đóng vai điên, xấu xí, méo mó. Hay Nguyệt trong Cô gái trên sôngthì cũng không phải là người đẹp… Chắc là khán giả yêu quý mình nên họ mới ưu ái vậy.
Bây giờ đi ngoài phố, khán giả vẫn nhận ra tôi, nhìn thấy là họ gọi: Bà hút thuốc lào ơi… vì khán giả nhớ đến vai bà Thường trong phim Bí thư tỉnh ủy. Khi tôi đi chợ, nhiều người cũng nhắc đến những nhân vật trong các phim khác tôi từng đóng. Đó là niềm vui của nghệ sĩ, khán giả phải yêu mới nhớ.